Thành lập công ty tại Singapore
Thành lập công ty tại Singapore được pháp luật quy định như thế nào? Hiện nay, Singapore là một nước đang được sự chú ý của các nhà đầu tư khắp mọi nơi trên thế giới, là một nước phát triển nơi mà các nhà đầu tư muốn hướng đến để kinh doanh và khởi nghiệp. Vậy, để bắt đầu kinh doanh tại Singapore như thế nào? Hồ sơ, thủ tục thực hiện ra sao? Hãy cùng FBLAW tìm hiểu trong bài viết dưới đây:
1. Các hình thức người nước ngoài thành lập công ty tại Singapore
Người nước ngoài được phép đăng ký thành lập công ty tại Singapore với các hình thức sau:
- Văn phòng đại diện tại Singapore;
- Văn phòng chi nhánh tại Singapore;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn (Đây là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân riêng biệt, đi sau tên công ty thường có cụm từ “pte ltd” hoặc “ltd”.
2. Điều kiện hoạt đông đầu tư tại Singapore
Theo quy định Luật đầu tư điều kiện đầu tư tại Singapore như sau:
- Hoạt động người Việt Nam đầu tư tại Singapore phải phù hợp, đúng quy định theo Pháp luật Việt Nam, pháp luật của Singapore và điều ước quốc tế về đầu tư mà Việt Nam là thành viên;
- Nhà đầu tư không được đầu tư kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật Việt Nam, pháp Luật Singapore, điều ước quốc tế cấm đầu tư;
- Có quyết định dầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư;
- Nhà đầu tư chịu trách nhiệm về góp vốn và huy động các nguồn vốn để thực hiện việc đầu tư tại Singapore;
- Có sự chấp thuận của Quốc hội đối với chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với dự án đầu tư có vốn đầu tư từ 20.000 tỷ đồng trở lên;
- Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận nhà đầu tư đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự án đầu tư.
3. Điều kiện để thành lập công ty tại Singapore
Theo quy định pháp luật Singapore điều kiện nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty tại Singapore như sau:
- Bắt buộc tối thiểu có 1 Giám đốc điều hành là công dân Singapore hoặc người thường trú (SPR). Nếu chủ sở hữu không cư trú tại Singapore thì có thể thuê một giám đốc chỉ định cư trú tại đây;
- Bắt buộc 1 thư ký công ty là người có quốc tích Singapore;
- Tối thiểu có một cổ đông là người quốc tịch Singapore hoặc người nước ngoài;
- Vốn điều lệ tối thiểu là 1$ và không quy định mức vốn tối đa hoặc vốn pháp định;
- Địa chỉ công ty tại Singapore là đại chỉ văn phòng tại Singapore có thể là nhà thuê;
>>>Xem thêm: Thành lập công ty tại Hà Tĩnh
4. Thủ tục thành lập công ty tại Singapore
Thực hiện đăng ký đầu tư ra nước ngoài tại Việt Nam
Theo quy định tại Nghị định 83/2025/NĐ-CP quy định về đăng ký đầu tư ra nước ngoài tại Việt nam như sau:
Bước 1: Nhà đầu tư chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ tài liệu theo quy định của pháp luật và nộp tại Bộ kế hoạch và đầu tư.
Hồ sơ đăng ký đầu tư ra nước ngoài gồm:
- Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
- Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu đối với cá nhân; Bản sao giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
- Quyết định đầu tư ra nước ngoài;
- Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ;
Bước 2: Bộ kế hoạch và đầu tư tiếp nhận hồ sơ, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ.
Trường hợp dự án đầu tư có vốn đăng ký chuyển ra nước ngoài bằng ngoại tệ tương đương 20 tỷ đồng trở lên thì bộ kế hoạch và đầu tư lấy ý kiến bằng văn bản của ngân hàng của nhà nước Việt Nam theo quy định.
Bước 3: Bộ kế hoạch và đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư.
Bước 4: Thực hiện thủ tục đăng ký mở tài khoản đầu tư ra nước ngoài tại ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Thực hiện đăng ký thành lập công ty tại Singapore
Bước 1: Quyết định loại hình công ty sẽ thành lập tại Singapore
Lựa chọn đúng loại hình công ty sẽ thành lập nhằm đảm bảo phù hợp với mức vốn cho nhà đầu tư, góp phần quan trọng trong việc tối đa hóa lợi ích thuế cho doanh nghiệp.
Bước 2: Đặt tên, kiểm tra và đăng ký tên cho công ty tại Singapore
- Tên công ty là một trong những điều kiện để đăng ký thành lập công ty;
- Tên công ty phải đảm bảo phù hợp với ngành, nghề kinh doanh;
- Đặt tên công ty thể hiện được hình ảnh cho công ty, nhàm đảm bảo chiến lược dài hạn cho công ty;
- Tên công ty không được trùng lặp với tên doanh nghiệp đã thành lập, tránh tên gọi gây nhầm lẫn, nhạy cảm và cấm tại Singapore.
Bước 3: chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập công ty tại Singapore
Hồ sơ bao gồm:
- Tên công ty để ACRA (Cơ quan quản lý doanh nghiệp và kế toán) phê duyệt;
- Mô tả ngắn gọn và đầy đủ các hoạt động kinh doanh của công ty sắp thành lập;
- Thông tin của giám đốc công ty;
- Thông tin thư ký của công ty;
- Địa điểm của công ty tạo Singapore;
- Điều lệ hoạt động của công ty;
- Thông tin của các cổ động:
– Doanh nhân nước ngoài: bản sao hộ chiếu/Giấy tờ chứng minh địa chỉ cư trú nước ngoài;
– Quốc tịch Singapore: bản sao chứng minh nhân dân Singapore;
– Cổ đông là pháp nhân: Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký thành lập hoặc điều lệ công ty;
Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty tại Singapore
Tùy vào loại hình công ty, thời gian đăng ký từ 2 đến 5 ngày làm việc
Bước 5: Nhận Giấy chứng nhận thành lập công ty tại Singapore
- Sau khi nhận được xác nhận đăng ký công ty thì Việc đăng ký thành lập công ty đã được hoàn thành;
- ACRA sẽ gửi một thông báo qua tài khoản Email trong đó có mã số đăng ký công ty (UEN) cùng với Giấy chứng nhận đăng ký công ty bản điện tử;
- Nếu muốn lấy bản cứng Giấy chứng nhận đăng ký công ty thì phải qua quá trình hợp pháp hóa lãnh sự.
Bước 6: Công khai thủ tục đăng ký thành lập công ty tại Singapore
- Công khai tài liệu thành lập công ty với tất cả các cổ đông của công ty;
- Công khai sổ đăng ký nêu rõ cổ phần tương ứng của mỗi cổ đông trong công ty.
Bước 7: Mở tài khoản ngân hàng tại Singapore
- Hồ sơ mở tài khoản ngân hàng tại Singapore:
– Đơn xin mở tài khoản ngân hành do ngân hàng cung cấp và hướng dẫn;
– Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc điều lệ công ty tại singapore;
– Hộ chiếu của giám đốc/chủ tài khoản ngân hàng/cổ đông;
– Giấy chứng minh địa chỉ của giám đốc/chủ tài khoản ngân hàng/cổ đông;
– Tiền gửi chi phiếu;
- Lưu ý: Chủ tài khoản và giám đốc doanh nghiệp có mặt trực tiếp tại Singapore để làm việc với ngân hàng về mở tài khoản cho công ty.
Bước 8: Nhận Giấy phép kinh doanh
- Một số ngành, nghề kinh doanh bắt buộc phải có Giấy đăng ký kinh doanh khi công ty thực hiện việc kinh doanh trong lĩnh vực đó.
- Một số lĩnh vực cần đăng ký giấy phép kinh doanh:
– Nhà hàng;
– Giáo dục:
– Công ty du lịch;
– Các dịch vụ tài chính;
– Xuất nhập khẩu hàng hóa;
– Dược…
Bước 9: Đăng ký thuế hàng hóa dịch vụ (GST)
GST là thuế gián tiếp được tính khi khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty.
- Nếu công ty có mức thu nhập vượt quá 1 triệu đô thì công ty phải đăng ký thuế GST với chính phủ;
- Công ty đăng ký GST sẽ tính thuế này cho khách hàng của mình đối với sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty mình cung cấp;
- Nộp tiền GST cho cơ quan thuế IRAS tại Singapore;
- Nếu Công ty có mức thu nhập dưới 1 triệu đô thì không phải đăng ký thuế này.
>>> Xem thêm: Thành lập công ty vốn nước ngoài
Trên đây là nội dung về quy định thành lập công ty tại Singapore hiện nay. Để hiểu rõ hơn về những quy định trên cũng như những vấn đề liên quan đến vấn đề thành lập doanh nghiệp, quý khách vui lòng liên hệ tới Công ty Luật FBLAW để được tư vấn và hỗ trợ.
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
Điện thoại: 038.595.3737
Email: luatsu@fblaw.vn
Fanpage: Công ty Luật FBLAW
Địa chỉ: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Bài viết Thành lập công ty tại Singapore đã xuất hiện đầu tiên vào ngày FBLAW.
source https://fblaw.vn/thanh-lap-cong-ty-tai-singapore/
Nhận xét
Đăng nhận xét