Đăng ký bảo hộ logo, nhãn hiệu có thật sự cần thiết hay không?
Đăng ký bảo hộ logo, nhãn hiệu có thật sự cần thiết hay không? Đây là vấn đề mà rất nhiều cá nhân và doanh nghiệp đều băn khoăn, lo lắng. Chúng tôi xin khẳng định việc đăng ký bảo hộ logo, nhãn hiệu là vô cùng cần thiết. Để làm rõ khẳng định trên, bài viết dưới đây FBLAW sẽ trực tiếp trình bày về lợi ích của việc đăng ký bảo hộ và hậu quả nếu không đăng ký để Quý Khách hàng dễ dàng nắm bắt thông tin, hiểu rõ vấn đề. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, Quý khách hàng vui lòng liên hệ 1900.0888.37 để được tư vấn và hỗ trợ.
1. Thực trạng của việc đăng ký bảo hộ logo, nhãn hiệu tại Việt Nam:
Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, vấn đề đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và đăng ký bảo hộ logo, nhãn hiệu nói riêng là việc làm vô cùng cần thiết. Chúng ta đã từng phải chứng kiến các vụ việc mạo danh, thậm chí là “chiếm đoạt” logo, nhãn hiệu của đơn vị gốc để trục lợi. Chắc hẳn, đối với những Quý Khách hàng có quan tâm đến vấn đề này thì không thể không biết đến vụ việc mà nhãn hiệu gạo ST25 của Việt Nam đã phải gặp những khó khăn gì.
ST25 và bài học đắt giá?
Thương hiệu gạo ST25 Việt Nam đã bị 6 doanh nghiệp ở Mỹ và Úc “nhanh tay” đăng ký bảo hộ loại “gạo ngon nhất thế giới“. Ông Vũ Bá Phú – Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, vụ việc gạo ST25, về bản chất – đây là hiện tượng chiếm đoạt, tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu thương mại sản phẩm giữa chủ sở hữu thực sự và các chủ sở hữu đã chiếm quyền đăng kí bảo hộ.
Nguyên nhân bởi còn nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận thức rõ vai trò của việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ như là một công cụ quan trọng giúp nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Chính việc chậm trễ trong đăng ký bảo hộ độc quyền cho các sản phẩm thế mạnh, có chất lượng của Việt Nam tại nước ngoài đã khiến nhiều doanh nghiệp bị mất thương hiệu, hoặc phải tốn rất nhiều nguồn lực để giành lại.
Xuất phát từ những vụ tranh chấp nêu trên, các doanh nghiệp trẻ, các cá nhân đã phần nào được thức tỉnh và nhận thấy được sự quan trọng của việc đăng ký nhãn hiệu và nên đăng ký nhãn hiệu sớm.
Số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu ngày càng tăng:
Tại báo cáo thường niên hoạt động sở hữu trí tuệ năm 2020 của Cục SHTT đã khẳng định: “Năm 2020, Cục SHTT đã tiếp nhận 76.720 đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp (SHCN), xử lý 71.829 đơn và cấp 48.072 Văn bằng bảo hộ (tăng lần lượt là 1,3%; 10,5% và 18,1% so với năm 2019). Kết quả này thể hiện sự cố gắng, nỗ lực của Cục SHTT trong hoạt động xác lập quyền SHTT, cơ bản đáp ứng nhu cầu bảo hộ tài sản trí tuệ của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp, góp phần bảo đảm môi trường đầu tư, kinh doanh lành mạnh tại Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh phải chống chọi với dịch bệnh Covid-19.”
Trong đó số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu (bao gồm cả nhãn hiệu quốc gia và nhãn hiệu quốc tế) nộp vào Cục SHTT năm 2020 tăng 1,6% so với năm 2019. Và cho đến bây giờ, các con số bất chấp đại dịch covid 19 vẫn đang ngày 1 tăng cao. Đây là một tín hiệu vô cùng đáng mừng.
Tuy nhiên, sự tăng trưởng các con số ở đây lại chưa thực sự đồng bộ tại tất cả vùng miền, khu vực. Có thể nói rằng, nhận thức của người dân tại các vùng nông thôn về sở hữu trí tuệ còn tồn tại rất nhiều hạn chế. Theo báo cáo thống kê của Cục SHTT: tại Nghệ An và Hà Tĩnh, số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu được cấp văn bằng vẫn còn thấp:
-
Năm 2020, Nghệ An có 178 nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ.
-
Năm 2020, Hà Tĩnh có 418 nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ.
>>> Xem thêm: Đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Nghệ An
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Hà Tĩnh
2. Đăng ký bảo hộ logo, nhãn hiệu có thật sự cần thiết hay không? Ý nghĩa của việc đăng ký bảo hộ?
Một lần nữa, chúng tôi xin khẳng định: Việc đăng ký bảo hộ logo, nhãn hiệu là vô cùng cần thiết và có ý nghĩa rất quan trọng.
Đăng ký nhãn hiệu là quyền của tổ chức, cá nhân và không phải là nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện theo luật định. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho cá nhân, doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh lành mạnh, việc đăng ký nhãn hiệu trở thành một yêu cầu thực tiễn không thể bỏ qua.
Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mang lại cho doanh nghiệp quyền độc quyền, ngăn chặn người khác sử dụng nhãn hiệu giống hoặc tương tự gây nhầm lẫn. Nếu không đăng ký, việc đầu tư tiếp thị một sản hẩm của doanh nghiệp có thể trở nên vô ích bởi vì công ty đối thủ có thể sử dụng nhãn hiệu giống hoặc gây nhầm lẫn. Khi đó, người tiêu dùng có thể bị mắc lừa khi mua sản phẩm của đối thủ. Doanh nghiệp có nhãn hiệu sẽ bị thất thu, thậm chí bị tổn hại danh tiếng nếu sản phẩm của đối thủ cạnh tranh có chất lượng thấp.
Nhãn hiệu chứa đựng nhiều vai trò vô cùng quan trọng, có chức năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Nhãn hiệu đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho chủ sở hữu:
Theo khái niệm về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, có thể hiểu rằng, khi chủ sở hữu đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu hàng hóa của mình, họ sẽ được luật pháp công nhận và được bảo vệ về mặt pháp lý. Theo đó họ có toàn quyền thực hiện các hoạt động bảo vệ và phát triển danh tiếng của mình trên thị trường.
Thúc đẩy sáng tạo và đổi mới kỹ thuật sản xuất, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể trong nền kinh tế.
Nhãn hiệu hàng hóa là tài sản vô hình quý giá bậc nhất của doanh nghiệp, là đối tượng sở hữu công nghiệp gắn chặt với quá trình lưu thông hàng hóa. Thông qua nhãn hiệu hàng hóa, nhà sản xuất có thể đánh dấu hàng hóa của mình sản xuất khi đưa ra thị trường, có thể quảng cáo cho sản phẩm, dịch vụ hay cho chính doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm đẩy mạnh lưu thông, tăng doanh số bán hàng của mình.
Và cũng chính thông qua nhãn hiệu hàng hóa, người tiêu dùng có thể dễ dàng lựa chọn hàng hóa theo nhu cầu, sở thích, yêu cầu chất lượng và khả năng tài chính của mình. Đó chính là lý do để các nhà sản xuất kinh doanh không ngừng đầu t tiền của và công sức nhằm xây dựng các nhãn hiệu hàng hóa uy tín.
Tuy nhiên, để tạo ra một nhãn hiệu hàng hóa có uy tín, nhà sản xuất phải có sự đầu tư về sản phẩm. Nhãn hiệu hàng hóa có uy tín thường đi kèm với hàng hóa, dịch vụ có thị trường tiêu thụ rộng lớn cả trong và ngoài nước. Và để đạt được lợi ích kinh doanh đó, nhà sản xuất phải không ngừng cải tiến mẫu mã, nâng cao năng suất, củng cố chất lượng nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của những người tiêu dùng thông minh và khó tính. Và như vậy, nhãn hiệu hàng hóa trở thành động lực thúc đẩy sản xuất, tạo nên uy tín và sự phát triển của các nhà kinh doanh.
Bảo hộ nhãn hiệu góp phần tạo ra môi trường kinh doanh lãnh mạnh:
Có thể thấy việc sử dụng đúng đắn chức năng của nhãn hiệu hàng hóa theo đúng pháp luật sẽ tạo nên một sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường, phát triển sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, trên thực tế, do ham lợi, muốn đạt lợi nhuận nhanh chóng và bằng mọi cách rẻ nhất, người ta đã làm hàng giả, bắt chước hoặc nhái theo các thương hiệu nổi tiếng để sản xuất hàng hóa kém chất lượng và bán với giá rẻ hơn.
Hậu quả được đổ lên đầu cả người tiêu dùng, nhà sản xuất,lẫn toàn bộ nền kinh tế. Người tiêu dùng thiếu lòng tin vào chất lượng và uy tín sản phẩm khiến nhà sản xuất không muốn đầu tư sản xuất hàng hóa mang nhãn hiệu của mình, và nền kinh tế đương nhiên bị triệt tiêu sức sản xuất. Thị trường sẽ không còn bình đẳng cho mọi doanh nghiệp khi sản phẩm của những kẻ làm nhái, làm giả được mang thương hiệu nổi tiếng dù không cần thời gian cũng như chi phí đầu tư lại bán được với giá rẻ có thể cạnh tranh với những sản phẩm của trí tuệ.
Trước thực tế đó, bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa được xem là biện pháp pháp lý hữu hiệu nhất để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các chủ nhãn hiệu hàng hóa, tạo cho họ một sân chơi lành mạnh giữa những nhà sản xuất đúng nghĩa với những sản phẩm của trí tuệ thực sự. Sự bảo hộ nhãn hiệu loại bỏ sự cạnh tranh không công bằng đối với những sản phẩm, dịch vụ tương tự không bảo hộ.
Góp phần nâng cao giá trị sản phẩm và giá trị của doanh nghiệp
Nhãn hiệu hàng hóa tạo ra giá trị cho sản phẩm, khách hàng sẽ rất sẵn lòng trả giá cao hơn để được sử dụng sản phẩm/dịch vụ mang nhãn hiệu mà họ yêu thích. Đồng thời, họ cũng sẵn sàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ đó thường xuyên hơn, vì vậy, giá trị mang lại cho doanh nghiệp sẽ cao hơn.
Chính vì thế, việc đăng ký độc quyền nhãn hiệu là việc làm nhằm tạo ra sự khác biệt giữa sản phẩm, dịch vụ của mình với những sản phẩm, dịch vụ cùng loại khác và đây cũng chính là một trong những phương pháp nâng cao giá trị sản phẩm và giá trị của doanh nghiệp.
Bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng
Người tiêu dùng là một chủ thể quan trọng không thể thiếu để tạo nên thị trường đa dạng và sôi động như hiện nay. Bởi vậy, trước tình trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan như hiện nay, người tiêu dùng lại là người sẽ phải chịu những hậu quả trực tiếp từ những hàng hóa thiếu chất lượng.
Với người tiêu dùng, nhãn hiệu hàng hóa có vai trò vô cùng quan trọng. Trong nhịp sống sôi động và bận bịu, với vô vàn các mặt hàng, dịch vụ luôn đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng thì việc bỏ thời gian lựa chọn loại sản phẩm yêu thích và thiết yếu dường như là không thể.
Người tiêu dùng chủ yếu đưa ra quyết định lựa chọn dựa trên kinh nghiệm tiêu dùng, cụ thể chính là sự hiểu biết và tin tưởng của họ về các nhãn hiệu hàng hóa khác nhau của cùng một loại hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, người tiêu dùng không thể khôn ngoan tới mức họ có thể phân biệt được các hàng hóa mang nhãn hiệu thật với những sản phẩm làm nhái, làm giả đầy tinh vi như hiện nay.
Việc mua nhầm xảy ra thường xuyên hơn và hậu quả là không thể lường được. Khi đó, bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa là công cụ hữu hiệu nhất để bảo vệ người tiêu dùng. Bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa góp phần đẩy lùi tệ nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, giúp người tiêu dùng thoát khỏi tâm lý hoang mang, lo sợ khi lựa chọn sản phẩm tiêu dùng.
Bảo hộ nhãn hiệu là bảo hộ lợi ích quốc gia
Vì việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa chỉ mang tính lãnh thổ nên một nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ đầy đủ ở Việt Nam sẽ không được bảo hộ ở các quốc gia khác nếu không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước đó.
Như vậy, trong trường hợp các hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, nếu các doanh nghiệp chưa kịp thời đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước đó thì rất dễ xuất hiện hàng giả, hàng nhái. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn có thể bị đối tác hoặc các doanh nghiệp khác trên thị trường nước ngoài đăng ký nhãn hiệu hàng hóa của mình tại thị trường đó.
Khi đó, việc xuất khẩu hàng hóa với nhãn hiệu hàng hóa đó của doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường này sẽ trở thành hành vi phạm pháp vì đương nhiên, doanh nghiệp Việt Nam bị cấm xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ với nhãn hiệu hàng hóa đã được doanh nghiệp khác đăng ký.
>>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu tại Hà Tĩnh
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật FBLAW về Đăng ký bảo hộ logo, nhãn hiệu. Để hiểu rõ hơn về những quy định trên cũng như những vấn đề liên quan đến nhãn hiệu, quý khách hàng vui lòng liên hệ tới Công ty Luật FBLAW để được tư vấn và hỗ trợ.
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
- Hotline: 1900.0888.37
- Email: luatsu@fblaw.vn
- Fanpage: Công ty Luật FBLAW
- Địa chỉ: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Bài viết Đăng ký bảo hộ logo, nhãn hiệu có thật sự cần thiết hay không? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày FBLAW.
source https://fblaw.vn/dang-ky-bao-ho-logo-nhan-hieu-co-that-su-can-thiet-hay-khong/
Nhận xét
Đăng nhận xét