Tư cách pháp nhân là gì?

Tư cách pháp nhân là gì? Để được công nhận có tư cách pháp nhân cần điều kiện gì? Hãy cùng Công ty Luật FBLAW tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Tư cách pháp nhân là gì

Pháp nhân là những tổ chức có tư cách pháp lý độc lập để tham gia các hoạt động pháp lý khác như chính trị, kinh tế, xã hội,… Pháp nhân là một loại chủ thể thường xuyên và cơ bản của tư pháp quốc tế, các pháp nhân tham gia quan hệ tư pháp quốc tế có thể là pháp nhân Việt Nam và cả pháp nhân nước ngoài.

Tư cách pháp nhân là tư cách pháp lý được Nhà nước công nhận cho một tổ chức (nhóm người) có khả năng tồn tại, hoạt động độc lập và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Những dấu hiệu của một tổ chức có tư cách pháp nhân được xác định như sau:

  • Sự tồn tại độc lập của pháp nhân mà không phụ thuộc vào sự thay đổi các thành viên trong pháp nhân đó.
  • Có tài sản riêng, độc lập với tài sản của các thành viên của nó
  • Có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản và thực hiện những hành vi pháp lí nhân danh mình
  • Có quyền làm nguyên đơn, bị đơn trước toà án
  • Trách nhiệm độc lập về tài sản

2. Điều kiện để được công nhận tư cách pháp nhân

– Tổ chức được thành lập hợp pháp

Tu-cach-phap-nhan-la-gi
Tư cách pháp nhân là gì?

Một tổ chức được coi là thành lập hợp pháp nếu có mục đích, nhiệm vụ hợp pháp và được thành lập hợp pháp theo trình tự, thủ tục theo luật định. Tổ chức hợp pháp được nhà nước công nhận dưới các dạng: cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận. Nhà nước quy định về thẩm quyền ra quyết định thành lập, trình tự, thủ tục thành lập, điều kiện thành lập của các tổ chức.

Ví dụ: Công ty TNHH được thành lập theo quyết định của Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính

>>>>> Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty TNHH mới nhất năm 2021

– Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ

Tổ chức là một tập thể người được sắp xếp dưới một hình thái nào đó (doanh nghiệp, công ty, bệnh viện, trường học, hợp tác xã,…) phù hợp với chức năng và lĩnh vực hoạt động, bảo đảm tính hiệu quả trong hoạt động của loại hình tổ chức đó. Cơ cấu tổ chức chặt chẽ nhằm biến một tập thể người thành một thể thống nhất (một chủ thể) có khả năng thực hiện hiệu quả nhất nhiệm vụ của tổ chức đó đặt ra khi thành lập. Việc lựa chọn hình thức tổ chức như thế nào là căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ của tổ chức đó và căn cứ vào cách thức góp vốn thành tài sản của tổ chức.

Ví dụ: Quy định của Luật doanh nghiệp về cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần

  • Đại hội đồng cổ đông, HĐQT, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát.
  • Đại hội đồng cổ đông, HĐQT và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có uỷ ban kiếm toán trực thuộc HĐQT.

– Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình

Giống như các chủ thể dân sự khác, để có thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ khi tham gia các quan hệ dân sự, pháp nhân cần phải có một khối lượng tài sản nhất định. Tài sản chịu trách nhiệm là tài sản độc lập của pháp nhân. Tài sản của pháp nhân gồm: vốn góp của chủ sở hữu, sáng lập viên, thành viên của pháp nhân và tài sản khác mà pháp nhân được xác lập quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.

Có tài sản độc lập thì pháp nhân mới có thể tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình đối với xác giao dịch, quyền và nghĩa vụ mà nó xác lập và tài sản của pháp nhân còn phải có sự độc lập; tức là pháp nhân có đầy đủ 3 quyền năng của quyền sở hữu là chiếm hữu, sử dụng và định đoạt để không chịu sự chi phối ràng buộc của bất kỳ ai, đảm bảo tư cách chủ thể của pháp nhân.

Mặt khác, để thực hiện nguyên tắc bình đẳng giữa các chủ thể nên pháp luật quy định pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm bằng khối tài sản đó. Trách nhiệm của pháp nhân khi vi phạm nghĩa vụ không thể do một cơ quan, tổ chức khác gánh vác và các thành viên của pháp nhân chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản của mình đã góp (trừ trường hợp công ty hợp danh) vào pháp nhân. Đây cũng là một yếu tố để phân biệt pháp nhân với thể nhân.

– Pháp nhân nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập

Với việc sở hữu một khối tài sản riêng, pháp nhân có đủ khả năng để hưởng, tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ khi tham gia quan hệ pháp luật. Điều này được thể hiện tại Điều 86 Bộ luật dân sự năm 2015:

  • Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ quân sự
  • Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì NLPL dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký.
  • Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân

3. Doanh nghiệp nào có tư cách pháp nhân?

Tu-cach-phap-nhan-la-gi
Tư cách pháp nhân là gì?

Theo Luật doanh nghiệp năm 2020, hiện nay có 5 loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân gồm:

  • Công ty TNHH một thành viên
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên
  • Công ty cổ phần
  • Công ty hợp danh

>>>>> Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty nhanh chóng, uy tín, giá rẻ

Doanh nghiệp nào không có tư cách pháp nhân?

Điển hình của loại doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân là doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Khi thành lập doanh nghiệp tư nhân thì rủi ro cao, tuy nhiên lại nhận được sự tin tưởng từ phía khách hàng.

Ngoài ra, đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp là chi nhánh và văn phòng đại diện cũng không có tư cách pháp nhân.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật FBLAW về Tư cách pháp nhân là gì? Để hiểu rõ hơn về những quy định trên cũng như những vấn đề liên quan đến doanh nghiệp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ tới Công ty Luật FBLAW để được tư vấn và hỗ trợ.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

  • Hotline: 1900.0888.37
  • Fanpage: Công ty Luật FBLAW
  • Địa chỉ: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Bài viết Tư cách pháp nhân là gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày FBLAW.



source https://fblaw.vn/tu-cach-phap-nhan-la-gi/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tra cứu thông tin doanh nghiệp qua mã số thuế

Mẫu biên bản thương thảo hợp đồng

Mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng viên chức