Cấp dưỡng cho con khi vợ chồng ly hôn
Cấp dưỡng cho con khi vợ chồng ly hôn là vấn đề quan trọng trong pháp luật Hôn nhân và gia đình. Cha, mẹ sau ly hôn không trực tiếp nuôi con sau khi đã chấm dứt quan hệ hôn nhân là người có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Vậy pháp luật hiện hành quy định như thế nào về vấn đề cấp dưỡng cho con? Để giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về các quy định về vấn đề cấp dưỡng cho con sau khi vợ chồng ly hôn, Công ty luật FBLAW xin gửi đến quý khách hành bài viết sau đây.
Nếu còn bất cứ thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ 1900088837&0973.098.987 để được tư vấn và hỗ trợ.
1. Đối tượng được cấp dưỡng
Xác định đối tượng được cấp dưỡng khi ly hôn là điều cần thiết bởi lẽ không phải mọi người con đều cần được cấp dưỡng khi cha mẹ ly hôn. Điều này là hoàn toàn phù hợp với mục đích xây dựng xã hội, phù hợp với thực tế và là tôn trọng chính đối tượng được cấp dưỡng. Đối tượng được cấp dưỡng được quy định tại Điều 110 Luật HN&GĐ năm 2014. Theo đó, đối tượng được cấp dưỡng gồm: Con chưa thành niên và con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
* Con chưa thành niên
Theo Bộ Luật dân sự (BLDS) năm 2015 người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi. Đối với con chưa thành niên, Luật HN&GĐ năm 2014 quy định đây là đối tượng luôn luôn được cấp dưỡng khi cha mẹ ly hôn mà không cần xét thêm bất cứ điều kiện nào khác.
>>> Xem thêm:Thủ tục ly hôn nhanh tại Hà Nội
* Con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình
– Người đã thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên..
– Xét về điều kiện “không có khả năng lao động”. Khả năng lao động ở đây được hiểu là khả năng về sức vóc, cơ bắp và kỹ năng cho phép người ta thực hiện một công việc nào đó với tư cách là một người lao động cá thể riêng lẻ hoặc với tư cách là người lao động làm thuê nhằm tạo ra thu nhập hợp pháp để nuôi sống mình.
Như vậy, con đã thành niên khi không thể tham gia lao động tạo ra thu nhập vì lý do sức khỏe, nhận thức, thời gian đồng thời lại không có tài sản riêng hoặc có nhưng không đủ để đáp ứng cho nhu cầu thiết yếu của bản thân nếu không còn nhận được sự chăm sóc, nuôi dưỡng từ cha mẹ sẽ không đảm bảo cho cuộc sống về mọi mặt. Ngay cả khi hôn nhân chưa chấm dứt cha mẹ vẫn phải có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng các em. Do đó, khi ly hôn, để đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của đối tượng này, đồng thời san sẻ gánh nặng cho người trực tiếp nuôi dưỡng, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con của người không trực tiếp nuôi dưỡng được đặt ra.
2. Mức cấp dưỡng
Nghĩa vụ cấp dưỡng được xác định trên cơ sở nhằm đảm bảo lợi ích vật chất cho con khi cha mẹ ly hôn. Và nghĩa vụ này chỉ có giá trị khi xác định một mức cấp dưỡng phù hợp với nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Mức cấp dưỡng được hiểu là một khoản tiền hay hiện vật khác mà người được cấp dưỡng nhận từ người có nghĩa vụ cấp dưỡng để phục vụ cho sinh hoạt của mình. Đối với những đứa trẻ có cha mẹ ly hôn thì mức cấp dưỡng phù hợp sẽ giúp bù đắp phần nào những tổn thất về vật chất mà đáng lẽ ra chúng sẽ được nhận nhiều hơn khi được sống chung với cả cha và mẹ. Mức cấp dưỡng được quy định tại Điều 116 Luật HN&GĐ năm 2014.
* Thứ nhất, về căn cứ xác định mức cấp dưỡng.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 116 mức cấp dưỡng được xác định dựa trên hai căn cứ đó là: thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng.
– Xét căn cứ thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng:
Theo đó, đánh giá khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng dựa trên hai yếu tố là thu nhập và tài sản hiện có. Một người có thu nhập thường xuyên ổn định có thể đáp ứng những nhu cầu hợp lý của bản thân và còn dư thì được coi là có khả năng thực tế để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Hoặc một người tuy không có thu nhập thường xuyên nhưng lại còn tài sản sau khi đã trừ đi chi phí cần thiết cho bản thân thì cũng được coi là có khả năng để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
– Xét căn cứ nhu cầu thiết yếu của con:
Xác định mức cấp dưỡng làm sao cho phù hợp không thể không dựa trên nhu cầu thiết yếu của con. Căn cứ theo khoản 20 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014 thì một khoản cấp dưỡng phù hợp sẽ là khoản cấp dưỡng đủ để chỉ cho nhu cầu về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác của người con tại thời điểm giải quyết vụ việc và phù hợp với mức sống chung của địa phương nơi con sinh sống.
* Thứ hai, về phương thức xác lập mức cấp dưỡng:
Theo quy định pháp luật, mức cấp dưỡng trước hết do các bên tự thỏa thuận chỉ khi không thể thống nhất được và có yêu cầu Tòa án mới xem xét giải quyết. Theo quy định pháp luật, mức cấp dưỡng trước hết do các bên tự thỏa thuận chỉ khi không thể thống nhất được và có yêu cầu Tòa án mới xem xét giải quyết.
Việc quy định cho các bên yêu cầu Tòa án giải quyết là cần thiết. Khi đó, trên cơ sở xem xét, điều tra Tòa án sẽ đánh giá được đúng về khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cũng như nhu cầu thiết. Bên cạnh việc ghi nhận ưu tiên các bên tự thỏa thuận pháp luật ghi nhận các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết khi không thể thống nhất ý chí. Trên cơ sở xem xét, điều tra Tòa án sẽ đánh giá được đúng về khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cũng như nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng mà ấn định một mức cấp dưỡng phù hợp, thống nhất được sự mâu thuẫn giữa các bên.
* Thứ ba, về việc thay đổi mức cấp dưỡng:
Dễ thấy đặc thù cấp dưỡng cho con khi ly hôn là nghĩa vụ thực hiện trong một thời gian khá dài. Trong khi đó, xã hội luôn luôn thay đổi theo sự vận động chung, cuộc sống của mỗi người cũng vì thế mà có những thay đổi. Do đó, pháp luật hôn nhân gia đình đã ghi nhận cho các bên thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án về việc thay đổi mức cấp dưỡng khi có lý do chính đáng (khoản 2 Điều 116). Việc thay đổi này có thể là tăng hoặc giảm phụ thuộc vào lý do chính đáng mà người yêu cầu đưa ra và chắc chắn rằng lý do ấy sẽ được xác minh về tính chính xác trước khi Tòa án đưa ra quyết định cuối cùng.
Luật HN&GĐ năm 2014 đã có quy định khá chặt chẽ về việc xác định mức cấp dưỡng cho con khi ly hôn. Do đó, để vừa đảm bảo quyền lợi cho con, vừa đảm bảo tính khả thi của việc cấp dưỡng, khi xác xác định mức cấp dưỡng (tự thỏa thuận hay yêu cầu Tòa án giải quyết) cần tuân thủ nghiêm ngặt việc xem xét cả hai điều kiện: nhu cầu thiết yếu của con và khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng.
3. Phương thức cấp dưỡng
Điều 117 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định về phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
* Thứ nhất, về các phương thức cấp dưỡng
– Phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm. Việc cấp dưỡng được chia theo chu kỳ ngắn như vậy thì khoản tiền cấp dưỡng sẽ nhỏ hơn, sẽ tạo cho người có nghĩa vụ tâm lý nhẹ nhàng hơn và sẵn sàng thực hiện. Như vậy, sẽ tránh được tình trạng chậm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng do khoản tiền cấp dưỡng quá lớn khiến người có nghĩa vụ cấp dưỡng không có khả năng, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của những người con được cấp dưỡng. Hơn nữa, khoản tiền cấp dưỡng là để phục vụ nhu cầu hàng ngày của con nên cấp dưỡng theo định kỳ đều đặn sẽ đảm bảo luôn luôn có khoản chi phí để chỉ cho nhu cầu của con thường xuyên.
– Phương thức cấp dưỡng một lần: phương thức cấp dưỡng một lần có lợi trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng có hành vi trốn tránh và tranh thủ được thời điểm người có nghĩa vụ cấp dưỡng đang có tài sản.
* Thứ hai, về việc thay đổi phương thức cấp dưỡng và tạm ngừng cấp dưỡng
Cũng giống như việc xác định mức cấp dưỡng, pháp luật hôn nhân gia đình hiện hành cũng cho phép các bên thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
4. Thời hạn cấp dưỡng
Việc xác định thời hạn cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn có ý nghĩa rất lớn trong việc đảm bảo quyền lợi cho con đồng thời là cơ sở để tiến hành thi hành án cấp dưỡng.
* Thời điểm bắt đầu thực hiện nghĩa vụ
Luật HN&GĐ năm 2014 không quy định cụ thể thế nào về căn cứ xác định thời điểm bắt đầu cấp dưỡng. Tuy nhiên, trên thực tế, việc xác định thời điểm cấp dưỡng là:
– Ngày mà người không trực tiếp nuôi con, không sống chung với con.
– Thời điểm quan hệ hôn nhân của cha mẹ chấm dứt.
>>> Xem thêm: Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn có yếu tố nước ngoài
* Thời điểm chấm dứt thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
Luật HN&GĐ năm 2014 cũng không có quy định nào quy định về căn cứ xác định thời điểm chấm dứt việc cấp dưỡng. Trên thực tế, thời điểm chấm dứt việc cấp dưỡng không phải lúc nào cũng xác định được rõ ràng mà phụ thuộc vào đối tượng được cấp dưỡng. Theo đó, đối với con chưa thành niên thời điểm chấm dứt thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được xác định là thời điểm con đã thành niên và có khả năng lao động tạo ra thu nhập đủ để nuôi sống bản thân. Đối với trường hợp con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình sẽ không xác định được thời điểm chấm dứt.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề “Cấp dưỡng cho con khi vợ chồng ly hôn ” của đội ngũ Công ty luật FBLAW. Để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay với Công ty luật FBLAW để được tư vấn và hỗ trợ.
Liên hệ với FBLAW theo thông tin sau:
- Điện thoại: 038.595.3737 – Hotline: 1900088837
- Fanpage: Công ty Luật FBLAW
- Địa chỉ: 48 Ngô Quyền, Phường Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội
- Trụ sở chính: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Bài viết Cấp dưỡng cho con khi vợ chồng ly hôn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày FBLAW.
source https://fblaw.vn/cap-duong-cho-con-khi-vo-chong-ly-hon/
Nhận xét
Đăng nhận xét