Quy định về xóa án tích trong Bộ luật hình sự 2015

Quy định về xóa án tích trong Bộ luật hình sự 2015 được quy định như thế nào? Xóa án tích là chế định thể hiện tính nhân đạo của luật hình sự, khuyến khích người bị kết án tuân thủ pháp luật, hòa nhập cộng đồng, trở thành người có ích cho xã hội. Có thể thấy, chế định về xóa án tích trong Bộ luật Hình sự có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Để giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về các quy định về xóa án tích trong Bộ luật hình sự 2015, Công ty luật FBLAW  xin gửi đến quý khách hành bài viết sau đây. Nếu còn bất cứ thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ 1900088837&0973.098.987 để được tư vấn và hỗ trợ.

1. Đặc điểm của xóa án tích

Xóa án tích là xóa bỏ việc mang án tích của người đã bị kết án. Khi được xóa án tích, người đã bị kết án được coi là chưa bị kết án và như vậy sẽ không còn cơ sở để xác định tái phạm hay tái phạm nguy hiểm nếu người đó lại tiếp tục phạm tội. Xóa án tích là chế định được quy định trong Bộ luật Hình sự và có một số đặc điểm sau:

– Xóa án tích là chế định nhân đạo của luật hình sự và cũng là chính sách nhân đạo của nhà nước trong việc xử lý đối với hành vi phạm tội.

– Xóa án tích là chế định khuyến khích người đã bị kết án tuân thủ pháp luật, sớm trở thành người tốt, có ích cho xã hội.

2. Quy định pháp luật hiện hành về xóa án tích

Quy định về xóa án tích trong Bộ luật hình sự 2015
Quy định về xóa án tích trong Bộ luật hình sự 2015

2.1. Trường hợp bị kết án nhưng không được coi là có án tích

Khoản 2 Điều 69 BLHS năm 2015 quy định: Người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và người được miễn hình phạt không bị coi là có án tích. Theo đó, một người thực hiện hành vi phạm tội và bị kết án được coi là không có án tích nếu:

+ Họ thực hiện một tội phạm ít nghiêm trọng/ tội phạm nghiêm trọng và có lỗi vô ý thì không có án tích. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội mà mức hình phạt cao nhất của khung hình phạt là phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm tù. Tội phạm nghiêm trọng là mà mức hình phạt cao nhất của khung hình phạt là từ 03 năm đến 07 năm tù.

+ Họ được miễn hình phạt thì cũng được coi là không có án tích.

>>>Xem thêm: Thủ tục kháng cáo mới nhất

2.2. Các trường hợp đương nhiên được xóa án tích

Các trường hợp đương nhiên được xóa án tích được quy định cụ thể trong Điều 70 BLHS năm 2015. Theo đó, đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với: người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương VIII và chương XXVI của BLHD năm 2015, khi họ đã chấp hành xong toàn bộ bản án, bao gồm: chấp hành xong hình phạt chính, hết thời gian thử thách án treo, chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án. Đồng thời, sau khi chấp hành xong bản án, ngươi đó không được phạm tội mới trong thời hạn sau:

– 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;

– 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;

– 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;

– 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.

Ngoài ra, khi người bị kết án đã chấp hành xong hình phạt chính, các quyết định khác, nhưng chưa chấp hành xong hình phạt bổ xung (quản chế, cấm cư trú, tước một số quyền công dâ) mà thời hạn phải chấp hành hình phạt bổ sung này dài hơn thời hạn tính xóa án tích nêu trên thì thời hạn được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.

>>>Xem thêm: Thủ tục xoá án tích tại Nghệ An

2.3. Trường hợp xóa án tích theo quyết định của Tòa án

Xóa án tích theo quyết định của Tòa án là trường hợp được xóa án tích trên cơ sở quyết định của Tòa án, tại Điều 71 BLHS năm 2015. Xóa án tích theo quyết định của Tòa án chỉ đặt ra đối với những người đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm an ninh Quốc gia, các tội phá hoại hòa bình,chống loài người và tội phạm chiến tranh.

Người bị kết án được Tòa án quyết định xóa án tích nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

– Đã chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách của án treo;

– Đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án;

– Kể từ thời điểm chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách của án treo, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau:

+ 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;

+ 03 năm trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;

+ 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ 05 đến 15 năm;

+ 07 năm trong trường hợp bị phạt tù trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.

Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm rời khỏi nơi cư trú, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành các hình phạt bổ sung này là hơn 03 năm thì thời hạn được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong các hình phạt bổ sung.

Người bị kết án phải có đơn gửi đến Tòa án xin được xóa án tích.

Tòa án xem xét nếu thấy đủ điều kiện thì ra quyết định xóa án tích. Nếu Tòa án bác đơn xin xóa án tích lần đầu thì người bị kết án phải chờ 01 năm sau mới được xem xét lại. Nếu bị Tòa án bác đơn lần thứ 2 trở đi, thì phải sau 02 năm người bị kết án mới được xin xóa án tích (Khoản 4 Điều 71 BLHS năm 2015).

2.4. Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt

Quy định về xóa án tích trong Bộ luật hình sự 2015
Quy định về xóa án tích trong Bộ luật hình sự 2015

Xoá án tích trong trường hợp đặc biệt là xóa án tích do tòa án quyết định nhưng ở thời điểm sớm hơn khi thoả mãn các điều kiện đặc biệt. Quy định về xoá án tích trong trường hợp đặc biệt có thể áp dụng đối với các đối tượng thuộc phạm vi áp dụng Điều 70 BLHS và Điều 71 BLHS về đương nhiên xoá án tích và xoá án tích theo quyết định của toà án.

Theo Điều 72 BLHS, toà án quyết định xoá án tích trong thời hạn sớm hơn khi người bị kết án đáp ứng đủ 3 điều kiện sau:

– Điều kiện về nội dung: người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công;

– Điều kiện về hình thức: có đề nghị của cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú về việc xoá án tích trong thời hạn sớm hơn cho người bị kết án;

– Điều kiện về thời điểm được xem xét xoá án tích trong trường hợp đặc biệt: người bị kết án đã bảo đảm được ít nhất 1/3 thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 70 BLHS và khoản 2 Điều 71 BLHS.

2.5. Xóa án tích đối với người chưa thành niên phạm tội

(1) Trường hợp người chưa thành niên phạm tội bị kết án được coi là không có án tích

Theo quy định tại Điều 107 BLHS năm 2015, thi người dưới 18 tuổi bị kết án được coi là không có án tích khi thuộc 1 trong các trường hợp sau đây: 

i. Những người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đều không coi là có án tích; 

ii. Những người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi không coi là có án tích khi tội mà họ phạm phải là tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng (với cả hai loại lỗi cố ý hoặc vô ý) hoặc tội phạm rất nghiêm trọng với lỗi vô ý.

iii. Người áp dụng biện pháp tư pháp không coi là có án tích 

(2) Xóa án tích đối với người chưa thành niên phạm tội trong trường hợp:

 Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội rất nghiêm trọng với lỗi cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (với lỗi cố ý hoặc vô ý) thì đương nhiên xóa án tích nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết tại thời gian thử thách của án treo hoặc tính từ khi hết thời hiệu thi hành bản án mà người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong khoảng thời gian là:

i. 06 tháng trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, phải cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;

ii. 01 năm trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;

iii. 02 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm 

iv. 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm

2.6. Cách tính thời hạn xóa án tích

Theo Điều 73 BLHS năm 2015 thì thời hạn xóa án tích được xác định:

Thời hạn xoá án tích được căn cứ vào hình phạt chính đã tuyên. Thời hạn này được tính từ ngày người bị kết án chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách của án treo hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành bản án.

– Người bị kết án chưa được xoá án tích mà thực hiện hành vi phạm tội mới và bị toà án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật thì thời hạn để xoá án tích cũ được tính lại kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính hoặc thời gian thử thách án treo của bản án mới hoặc từ ngày bản án mới hết thời hiệu thi hành.

– Người bị kết án trong trường hợp phạm nhiều tội mà có tội thuộc trường hợp đương nhiên được xoá án tích, có tội thuộc trường hợp xoá án tích theo quyết định của toà án thì căn cứ vào thời hạn quy định tại Điều 71 BLHS, toà án quyết định việc xoá án tích đối với người đó.

– Người được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại cũng được coi như đã chấp hành xong hình phạt.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề “Quy định về xóa án tích trong Bộ luật hình sự 2015” của đội ngũ Công ty luật FBLAW. Để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay với Công ty luật FBLAW để được tư vấn và hỗ trợ.

Liên hệ với FBLAW theo thông tin sau:

  • Điện thoại: 038.595.3737 – Hotline: 1900088837
  • Địa chỉ: 48 Ngô Quyền, Phường Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội
  • Trụ sở chính: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An

 

Bài viết Quy định về xóa án tích trong Bộ luật hình sự 2015 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày FBLAW.



source https://fblaw.vn/quy-dinh-ve-xoa-an-tich-trong-bo-luat-hinh-su-2015/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tra cứu thông tin doanh nghiệp qua mã số thuế

Mẫu biên bản thương thảo hợp đồng

Mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng viên chức