Mẫu đơn xin nghỉ phép

Mẫu đơn xin nghỉ phép là văn bản hành chính của người lao động gửi đến người sử dụng lao động trình bày lý do, nguyện vọng xin nghỉ làm tạm thời, trong giới hạn thời gian cho phép theo quy định của công ty và Luật Lao động. Vậy đơn xin nghỉ phép là gì? Các trường hợp xin nghỉ phép? Tại sao cần phải viết đơn xin nghỉ phép? Lưu ý khi viết đơn xin nghỉ phép. Mẫu đơn xin nghỉ phép.

Để giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề này, đội ngũ Công ty luật FBLAW xin gửi đến quý khách hàng bài viết sau. Nếu còn bất cứ thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ 0973.098.987 & 038.595.3737 để được tư vấn và hỗ trợ.

1. Đơn xin nghỉ phép là gì?

Mẫu đơn xin nghỉ phép là văn bản gửi đến người sử dụng lao động trình bày lý do, nguyện vọng xin nghỉ làm tạm thời, trong một khoảng thời gian cho phép theo Hợp đồng lao động và luật lao động. Đơn xin nghỉ phép là một trong những căn cứ để công ty quản lý nhân sự của mình, là cơ sở để giải quyết quyền lợi, chế độ nghỉ phép của người lao động theo quy định pháp luật (nếu có).

>> Xem thêm: Mẫu đơn xin nghỉ việc

2. Các trường hợp xin nghỉ phép?

Nghỉ phép là nhu cầu thiết yếu đối với người lao động và có thể diễn ra bất cứ lúc nào, tuỳ theo nhu cầu cá nhân mà bạn có thể có nhu cầu nghỉ phép khác nhau. Ốm đau, hiếu hỷ, việc riêng. hay bất cứ những việc đột xuất, người lao động đều có thể cần làm đơn xin nghỉ. Các trường hợp xin nghỉ phép, bao gồm:

  • Nghỉ phép năm:

Theo quy định pháp luật lao động, người lao động sẽ có 12 ngày phép/năm trong trường hợp lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động, tương ứng với 1 ngày phép/tháng trong điều kiện bình thường. Đối với trường hợp như làm ở môi trường độc hại, khắc nghiệt, người lao động chưa thành niên. Hay người khuyết tật sẽ được nghỉ 14 ngày/năm, làm ở môi trường có độ nguy hiểm cao, rất độc hại sẽ được nghỉ 16 ngày/năm.

Trường hợp chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

Khi sử dụng các ngày phép trong năm, người lao động sẽ được nghỉ và hưởng nguyên lương đối với ngày phép đó. Ngoài ra, đối với một số doanh nghiệp, nếu không sử dụng hết ngày phép năm, các ngày này sẽ được quy đổi thành lương và cộng vào theo từng tháng hoặc cuối năm để thanh toán.

  • Nghỉ phép do có việc riêng theo quy định của pháp luật:

Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp:

  • Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
  • Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
  • Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
  • Nghỉ phép không hưởng lương:

Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn. Ngoài ra, trong trường hợp người lao động đã sử dụng hết số ngày nghỉ phép thì có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

>>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng lao động

3. Tại sao cần phải viết đơn xin nghỉ phép?

Bởi vì đây là căn cứ để:

  • Doanh nghiệp quản lý nhân sự, tuỳ vào tình hình hoạt động cũng như lí do, nhu cầu để người lao động có được phép nghỉ việc hay không?
  • Đơn xin nghỉ việc là căn cứ để giải quyết quyền lợi về chế độ nghỉ phép của người lao động. bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho người lao động.
  • Ngoài ra, việc người viết đơn xin nghỉ việc giúp người lao động có thể gây ấn tượng cho doanh nghiệp về tính chuyên nghiệp và trách nhiệm của bản thân.

4. Những lưu ý để chuẩn bị đơn xin nghỉ phép đơn giản, thuyết phục.

Để đơn xin nghỉ phép của mình được chấp nhận, người làm đơn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Xác định thẩm quyền xác nhận đơn: Trước khi nộp đơn xin nghỉ phép, người lao động cần xác minh người có vai trò, thẩm quyền xác nhận đơn tránh trường hợp mất thời gian, hay đơn nghỉ phép vô hiệu, không có giá trị được do không đúng thẩm quyền xác nhận
  • Ngôn ngữ soạn thảo: trang trọng, lịch sự, sắp xếp bố cục đơn hợp lý, cách viết mạch lạc, rõ ràng; sử dụng kính ngữ
  • Phần nội dung đơn, lý do xin nghỉ. Lý do xin nghỉ có thể là: Ốm đau; gia đình có việc; nhà có hiếu, hỉ; …. Trong trường hợp nào thì Người lao động cần lưu ý rằng lý do phải xác đáng, trung thực. Bởi, trong một số trường hợp xin nghỉ ốm cần có giấy xác nhận khám chữa bệnh,….
  • Xác định rõ nghỉ phép thuộc diện nào: Nghỉ không hưởng lương; nghỉ phép; nghỉ con ốm; nghỉ cưới xin; nghỉ có tang… để phòng kế toán hoặc hành chính – nhân sự dễ dàng trong việc tính lương;

Lưu ý: Người lao đông cần có cam kết vẫn theo sát công việc, hoàn thành công việc cũ phát sinh

5. Mẫu đơn xin nghỉ phép.

Để giúp Quý khách hàng hiểu rõ về đơn xin nghỉ việc, FBLAW gợi ý một số mẫu đơn xin nghỉ việc để tham khảo như sau:

Mẫu số 01:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN NGHỈ PHÉP

Kính gửi:

– Ban Giám đốc Công ty

– Trưởng Phòng Hành chính – Nhân sự Công ty …………………………………………………………………………………………………………….

– Trưởng Phòng   ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Tên tôi là: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Chức vụ hiện tại: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Điện thoại liên hệ khi cần: …………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Kính đề Ban Giám đốc, Trưởng Phòng Hành chính – Nhân sự và Trưởng phòng .………cho tôi nghỉ phép …… ngày, (kể từ ngày …… tháng ……. năm..…. đến ngày……. tháng ….. năm …..).

Lí do: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Tôi đã bàn giao công việc trong thời gian nghỉ phép lại cho ông (bà):…………… Phòng ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Ông (bà) …………………………… sẽ thay tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao theo quy định.

Tôi xin hứa sẽ cập nhật đầy đủ nội dung công tác trong thời gian vắng. Rất mong Ban Giám đốc xem xét và chấp thuận.

Xin trân trọng cảm ơn!

…….. ngày … tháng …. năm ……

                                                                                        NGƯỜI LÀM ĐƠN

Mẫu số 02:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    ĐƠN XIN NGHỈ PHÉP KHÔNG HƯỞNG LƯƠNG

 

Kính gửi:

– Ban Giám Đốc Công Ty …………………………………………………………………………………………………………………………………………….

– Trưởng phòng Hành Chính – Nhân Sự ……………………………………………………………………………………………………………………….

– Trưởng bộ phận ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Tôi tên là: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Ngày/ Tháng/ Năm sinh: …………………………………………………………………………………………………………………………………….

Chức vụ: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Điện thoại liên lạc: ………………………………………………………..…………………………………………………………………………………..

Nay tôi làm đơn này xin phép Ban Giám Đốc, Trưởng phòng HC – NS, Trưởng bộ phận

……….… Cho tôi được nghỉ phép không hưởng lương từ ngày……đến ngày ………………………………………………………………….

Lý do nghỉ phép: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Tôi xin cam kết trở lại công tác sau khi hết thời gian xin nghỉ phép. Nếu không tôi xin hoàn

toàn chịu trách nhiệm.

Kính mong Ban Giám Đốc xem xét và chấp thuận.

Tôi xin chân thành cảm ơn

                                                                  ……, ngày…tháng…năm……

Giám Đốc

Phòng HC – NS

Trưởng bộ phận

Người làm đơn

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về Mẫu đơn xin nghỉ việc của Công ty luật FBLAW. Để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay với Công ty luật FBLAW để được tư vấn và hỗ trợ.

Liên hệ với FBLAW theo thông tin sau:

  • Điện thoại: 038.595.3737 – Hotline:  0973.098.987
  • Địa chỉ: 48 Ngô Quyền, Phường Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội
  • Trụ sở chính: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Bài viết Mẫu đơn xin nghỉ phép đã xuất hiện đầu tiên vào ngày FBLAW.



source https://fblaw.vn/mau-don-xin-nghi-phep/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tra cứu thông tin doanh nghiệp qua mã số thuế

Mẫu biên bản thương thảo hợp đồng

Mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng viên chức