Mẫu biên bản nghiệm thu công trình

Đối mỗi công trình xây dựng, sau khi hoàn thành xong bên thi công sẽ bàn giao công trình cho chủ đồng tư. Để bàn giao thì công trình cần đảm bảo chất lượng, đủ điều kiện tiêu chuẩn để đi bào hoạt động. Khi đó các bên sẽ tiến hành nghiệm thu công trình, và được lập thành văn bản. Vậy biên bản nghiệm thi công trình là gì? Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng gồm những nội dung gì? Thành phần biên bản nghiệm thu công trình? Mẫu biên bản nghiệm thu công trình?

Để giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề này, đội ngũ Công ty luật FBLAW xin gửi đến quý khách hàng bài viết sau. Nếu còn bất cứ thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ 0973.098.987 & 038.595.3737 để được tư vấn và hỗ trợ

1. Biên bản nghiệm thu công trình là gì?

Biên bản nghiệm thu công trình là là biên bản dùng để ghi nhận quá trình thẩm định, hoạt động thu nhận hoặc xác nhận đã kiểm tra chất lượng công trình hoặc các hạng mục xây dựng khi bàn giao công trình.

Dựa vào kết quả nghiệm thu này mà cơ quan chức năng có thẩm quyền, doanh nghiệp và cá nhân có thể biết để biết được công trình có đủ chất lượng, kỹ thuật để được đưa vào sử dụng hay không.

>>> Xem thêm: Xin giấy phép năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tại Hà Nội

2. Biên bản nghiệm thu công trình gồm có nội dung gì?

Căn cứ khoản 6 Điều 23 Nghị định 06/2021/NĐ-CP, biên bản nghiệm thu công trình gồm các nội dung:

  • Tên hạng mục công trình, công trình xây dựng được nghiệm thu;
  • Thời gian và địa điểm nghiệm thu;
  • Thành phần ký biên bản nghiệm thu;
  • Đánh giá về việc đáp ứng các điều kiện nghiệm thu theo quy định và sự phù hợp của hạng mục công trình, công trình đã được thi công xây dựng so với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu khác của hợp đồng xây dựng;
  • Kết luận nghiệm thu (chấp thuận hay không chấp thuận nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác nếu có);
  • Chữ ký, họ và tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân của người ký biên bản nghiệm thu;
  • Phụ lục kèm theo (nếu có).

3. Thành phần ký vào biên bản nghiệm thu công trình

Căn cứ Khoản 7 Điều 23 Nghị định 06/2021/NĐ-CP, biên bản nghiệm thu công trình cần phải có chữ ký của:

  • Người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư hoặc người được ủy quyền;
  • Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu giám sát thi công xây dựng, giám sát trưởng;
  • Người đại diện theo pháp luật, chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của các nhà thầu chính thi công xây dựng hoặc tổng thầu trong trường hợp áp dụng hợp đồng tổng thầu; trường hợp nhà thầu là liên danh thì phải có đầy đủ người đại diện theo pháp luật, chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của từng thành viên trong liên danh;
  • Người đại diện theo pháp luật và chủ nhiệm thiết kế của nhà thầu thiết kế khi có yêu cầu của chủ đầu tư;
  • Người đại diện theo pháp luật của cơ quan có thẩm quyền ký hợp đồng dự án hoặc người được ủy quyền trong trường hợp thực hiện đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

4. Quá trình kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng

Các công trình khi tiến hành nghiệm thu cần có sự giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đảm bảo quá trình nghiệm thu được diễn ra chính xác, khách quan, đúng thực tế, đảm bảo quy định pháp luật. Cụ thể:

  • Hội đồng kiểm tra nhà nước do thủ tướng chính phủ thành lập tiến hành kiểm tra các công trình:

Đối với công trình xây dựng thuộc dự án quan trọng quốc gia; công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp theo quy định pháp luật:

  • Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra đối với các công trình:

Đối công trình cấp I, công trình cấp đặc biệt, công trình do Thủ tướng Chính phủ giao, công trình theo tuyến đi qua 2 tỉnh trở lên; công trình thuộc dự án do cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Các công trình trụ sở của của bộ, cơ quan trung ương quyết định đầu tư hoặc phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư; công trình thuộc dự án do các tập đoàn kinh tế nhà nước quyết định đầu tư hoặc làm chủ đầu tư; trừ các công trình nêu tại mục a

  • Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về thẩm quyền thực hiện kiểm tra

Đối với các công trình phục vụ quốc phòng, an ninh. Đối với các loại công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh thuốc trách nhiệm quản lý của sở, ban ngành: Do Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra, hoặc UBND tỉnh có thể phân cấp thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu cho cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện;

Trong trường hợp dự án đầu tư xây dựng công trình gồm nhiều công trình, hạng mục công trình có loại và cấp khác nhau thuộc đối tượng quy định tại mục a thì cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện kiểm tra là cơ quan có trách nhiệm thực hiện kiểm tra đối với công trình, hạng mục công trình chính có cấp cao nhất của dự án đầu tư xây dựng công trình.

>>> Xem thêm: Xin giấy phép năng lực hoạt động xây dựng tại Nghệ An

5. Mẫu biên bản nghiệm thu công trình:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————————–

……….. , ngày ……. tháng …… năm ……….

BIÊN BẢN NGHIỆM THU HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH ĐỂ BÀN GIAO ĐƯA VÀO SỬ DỤNG

  1. Tên công trình:………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

  2. Địa điểm xây dựng:………………………………………………………………………………………………………………………………………….

  3. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:

Đại diện Chủ đầu tư (chủ cơ sở sản xuất):

– Ông ……………………………………………. – chức vụ: ………………………………………………………………………………………………………….

– Ông ……………………………………………. – chức vụ: …………………………………………………………………………………………………………

Đại diện đơn vị tư vấn giám sát (nếu có):

– Ông ……………………………………………. – chức vụ: …………………………………………………………………………………………………………

– Ông ……………………………………………. – chức vụ: …………………………………………………………………………………………………………

Đại diện đơn vị cung ứng, chuyển giao, lắp đặt công nghệ:

– Ông ……………………………………………. – chức vụ: …………………………………………………………………………………………………………

– Ông ……………………………………………. – chức vụ: …………………………………………………………………………………………………………

Đại diện đơn vị thi công xây dựng (nếu có):

– Ông ……………………………………………. – chức vụ: ………………………………………………………………………………………………………….

– Ông ……………………………………………. – chức vụ: …………………………………………………………………………………………………………

  1. Thời gian nghiệm thu:

Bắt đầu:…………..giờ, ngày ………tháng ………. năm …………………………………………………………………………………………………………

Kết thúc:…………..giờ, ngày ………tháng ………. năm ……………………………………………………………………………………………………….

Tại:………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

  1. Đánh giá công trình xây dựng đã thực hiện:

a) Tài liệu làm căn cứ nghiệm thu:

– Các tài liệu gồm có:

Hồ sơ công nghệ, thiết kế thi công lắp đặt thiết bị;

Bản vẽ hoàn công công trình;

Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình xây dựng;

Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;

Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng;

Nhật ký thi công;

Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng;

Biên bản nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây dựng;

Biên bản nghiệm thu chạy thử liên động không tải;

b) Chất lượng hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng (đối chiếu với thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật): [ Nêu rõ chất lượng của từng hạng mục (lò gạch) theo tiêu chuẩn xây dựng, đánh giá mức độ đảm bảo an toàn khi vận hành sản xuất…]

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

c) Các ý kiến khác: [Nêu các vấn đề cần lưu ý hoặc các tồn tại cần khắc phục khi vận hành sản xuất, thời gian bảo hành, bảo trì…]

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

6. Kết luận: [ Chấp nhận nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng để đưa vào sử dụng. Yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác nếu có]

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Các bên trực tiếp nghiệm thu chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định nghiệm thu này.

ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ

(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân)

ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ CUNG ỨNG, CHUYỂN GIAO, LẮP ĐẶT THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ

(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân)

ĐẠI DIỆN TƯ VẤN GIÁM SÁT

(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân)  

ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ THI CÔNG

(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân)

Hồ sơ nghiệm thu gồm:

– Biên bản nghiệm thu hoàn thành xây dựng công trình hoặc hạng mục công trình và các phụ lục kèm theo biên bản này, nếu có;

– Các tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về Mẫu biên bản nghiệm thu công trình của Công ty luật FBLAW. Để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay với Công ty luật FBLAW để được tư vấn và hỗ trợ.

Liên hệ với FBLAW theo thông tin sau:

  • Điện thoại: 0973.098.987- 038.595.3737 
  • Địa chỉ: 48 Ngô Quyền, Phường Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội
  • Trụ sở chính: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An 

Bài viết Mẫu biên bản nghiệm thu công trình đã xuất hiện đầu tiên vào ngày FBLAW.



source https://fblaw.vn/mau-bien-ban-nghiem-thu-cong-trinh/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tra cứu thông tin doanh nghiệp qua mã số thuế

Mẫu biên bản thương thảo hợp đồng

Mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng viên chức